Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Đặc tính gây hại và biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa

Đặc tính gây hại và biện pháp phòng trừ sâu vẽ bùa

a - Đặc điểm nhận dạng
Trưởng thành: Có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Chân màu vàng nhạt pha màu trắng bạc. Cánh trước hình lá liễu, phần gốc cánh trước tối màu hơn phần ngọn cánh, ngọn cánh có điểm  màu đen lớn. Lông viền mép cánh dài, màu tro. Cánh sau hẹp hình kim,
màu xám đen, lông mép cánh rất dài.
Trứng: Có hình gần tròn, dẹt, phẳng, giống giọt nước nhỏ. Mới đẻ màu trong suốt, sắp nở màu trắng đục.
Sâu non: Cạng dòi, không có chân, màu xanh vàng hoặc xanh nhạt, mới nở có màu xanh nhạt trong suốt, sâu non đẫy sức có màu vàng dài khoảng 4mm.
Nhộng: Hình thoi, màu vàng nhạt hoặc nâu đậm, dài khoảng 2,5mm
https://vacmart.vn/dac-tinh-gay-hai-va-bien-phap-phong-tru-sau-ve-bua

b - Tập tính sinh sống và gây hại
Trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Trưởng thành cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non. Sâu phá hoại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 - 10. Nếu bị sâu vẽ bùa cây quang hợp kém gây ảnh hưởng đến sức sinh trưởng đồng thời tạo ra những vết thương cơ giới, là cơ hội để bệnh loét xâm nhập.
https://vacmart.vn/dac-tinh-gay-hai-va-bien-phap-phong-tru-sau-ve-bua

c - Biện pháp phòng, trừ
* Biện pháp canh tác: Bón phân cân đối, tưới nước, chăm sóc hợp lý để cho cây ra lộc tập trung. Tỉa cành, tạo tán cho thông thoáng để tránh ẩm độ cao.
* Biện pháp sinh học: Bảo vệ thiên địch tự nhiên, nuôi kiến vàng, bọ rùa, bọ cánh cứng...
* Biện pháp hóa học: Phun thuốc 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non, hiệu quả nhất lúc lộc non dài từ <1cm. Khi chồi non dài <1cm phun lần 1, sau phun lần một 6, 7 ngày thì phun lần 2. Phun dầu khoáng SK hoặc dùng nhóm thuốc có hoạt chất Abamectin (như Ababetter 1.8EC, Abagro 4.0EC, Abakill 3.6EC, 10WP, Abamine 1.8EC, Abasuper 1.8EC, 3.6EC, 5.55EC, Abatox 1.8EC, 3.6EC...) liều lượng, nồng độ pha theo khuyến cáo của nhà sản xuất để phòng trừ. Phun ướt hết mặt lá.

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Cây chống lõi thép bọc nhựa "CHỐNG HOA HỒNG"

Cây chống lõi thép bọc nhựa "CHỐNG HOA HỒNG"


Hoa hồng cũng thuộc loại cây bụi, và cây leo vì thế chúng cũng được bắc giàn hay đơn giản chỉ là đóng những chiếc cọc bằng tre giúp cho những cây hoa có không gian sinh trưởng và phát triển, với những gia đình có thị hiếu thẩm mỹ cao thì họ sẽ bắc những giàn hoa theo ý thích của mình tạo những thế những đường nét riêng biệt mang cá tính và phong thái của chủ nhà. Và nguyên liệu để bắc giàn chủ yếu bằng tre lứa và các loại dây để kết nối chúng lại. Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu bằng tre, lứa là dễ kiếm và giá thành dẻ phù hợp với nhiều túi người sử dụng, đôi khi tận dụng luôn sẵn có trong gia đình. Nhưng hạn chế là tuổi thọ của những cây tre cây lứa là không cao được một thời gian là lại hỏng và phải thay thế. Để khắc phục những nhược điểm trên của tre lứa thì cây trống lõi thép bọc nhựa ra đời đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của những người yêu thích trồng hoa hồng tại gia đình mình.
https://vacmart.vn/cay-chong-loi-thep-boc-nhua-chong-hoa-hong
https://vacmart.vn/cay-chong-loi-thep-boc-nhua-chong-hoa-hong
          Ưu điểm nổi bật của cây chống lõi thép bằng nhựa so với các loại cây chống truyền thống là, không bị ảnh hưởng nhiều từ tác động môi trường, tuổi thọ cao và nhất là tạo cảnh quan đẹp mắt. Với những gia đình sinh sống ở những nơi có diện tích đất hạn chế như ở các thành phố hay đô thị lớn thì việc sử dụng cây chống nõi thép bọc nhựa sẽ tiết kiệm không gian, tạo hình rễ ràng, khung giàn chắc chắn, những bông hoa sẽ tự tin rực rỡ tỏa hương khoe sắc trên những giàn khung lõi thép bọc nhựa vừa hiện đại vừa trang nhã.
Các size đa dạng: Phi 8x0,9mPhi 8x1,2mphi 8x1,5m và nhiều kích thước khác 

Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch chuối

Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch chuối

Để kiểm soát sâu bệnh tốt đem lại hiệu quả sản suất tốt người dân phải thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và khuyến khích áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp (sử dụng giống kháng bệnh, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, kỹ thuật làm đất, bón phân, luân xen canh cây trồng hợp lý, vệ sinh đồng ruộng …)
1. Bệnh hại chuối
Bệnh chuối rụt (bệnh chùn đọt chuối)
Bệnh phát sinh quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có độ ẩm cao và lây lan nhanh. Cây bị nặng, đọt chùn lại làm cho cây không hoặc rất khó trổ hoa.
Phòng trừ: Thu gom và tiêu hủy tất cả những cây nhiễm bệnh, kể cả củ và chồi; phun thuốc diệt rầy, vệ sinh vườn thường xuyên, tránh tủ gốc mùa mưa; chọn vật liệu trồng cẩn thận, chọn cây giống khoẻ mạnh không nhiễm virus; diệt môi giới truyền bệnh, diệt rệp bằng các loại thuốc hóa học như Malation.
https://vacmart.vn/phong-tru-sau-benh-va-thu-hoach-chuoi

Bệnh đốm lá
Chủ yếu gây hại trên lá, từ lá già đến lá non. Trên cây bị bệnh, ở viền lá hay trên mặt lá có những đốm nhỏ màu nâu vàng, hình thoi, sau chuyển dần sang màu vàng tro, diệp lục bị phá hủy. Mùa đông tốc độ sinh trưởng của cây chậm, ra ít lá, bệnh biểu hiện rõ rệt. Trong mùa hè, do tốc độ ra lá mạnh nên trên cây vẫn còn lá xanh, mặc dù bệnh phá hại mạnh từ tháng 4 đến tháng 8.
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm gây ra, lây lan khá nhanh.
Phòng trừ: Cắt toàn bộ lá bị bệnh và đốt bỏ. Tránh trồng quá dày và chú ý bón phân kali để hạn chế bệnh phát triển. Phun Boóc-đô nồng  độ 1%.
https://vacmart.vn/phong-tru-sau-benh-va-thu-hoach-chuoi

Bệnh héo rũ Panama
Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào của cây. Các lá già bị vàng trước, rồi lan dần lên các lá ngọn. Lá bị vàng từ bìa lá, rồi lan vào gân lá, lá bị héo. Cuống bị gãy nơi tiếp xúc với thân giả. Các lá còn xanh mọc thẳng, sau chuyển sang xanh vàng, nhăn nheo và cuối cùng cũng bị héo. Thân giả bị chết nhưng vẫn đứng, các bẹ ngoài bị nứt dọc thân, các chồi con vẫn phát triển nhưng sau đó héo rụi. Cắt ngang thân giả sẽ thấy ở các bẹ lá non nhất có mạch dẫn nhựa đổi màu vàng bên trong, các bẹ lá già có màu nâu bên ngoài. Trong thân thật (củ chuối) có những đốm vàng, đỏ hoặc nâu. Chẻ dọc phần gốc của các rễ dẫn vào củ chuối có sọc đỏ.
Phòng trừ: Đào bỏ các gốc bị bệnh nặng, rải vôi hay thuốc gốc đồng để khử đất trước khi trồng lại. Các vườn bị bệnh nặng nên ngưng canh tác, cày phơi khô 2 - 6 tháng để diệt nấm bệnh. Không dùng chuối con ở vườn bị bệnh. Khử trùng cây chuối con bằng các loại thuốc Metalaxyl (Ridomil), Benomyl 95% … trước khi trồng.
https://vacmart.vn/phong-tru-sau-benh-va-thu-hoach-chuoi

Bệnh thán thư
Còn gọi là bệnh đốm trứng quốc. Bệnh do nấm gây ra, gây các vết chám đen trên vỏ quả làm xấu mã quả, do đó không xuất khẩu được.
Phòng trừ: Vệ sinh sạch sẽ vườn; tránh không làm sây sát quả trước khi thu hoạch 10 ngày.
2. Sâu hại chuối
Sâu vòi voi
Sâu trưởng thành có vòi, thường đẻ trứng vào bẹ lá, nhất là ở những vườn chuối rậm rạp, nhiều lá, bẹ thối nát. Sau khi trứng nở, sâu non đục vào cây, phá hại các bẹ chuối thành những đường ngầm làm cho thân giả dễ bị đổ gãy (nhất là khi cây ra buồng). Nếu sâu đục qua điểm sinh trưởng, sẽ làm cho cây thối chết. Thậm chí sâu đục phá thân ngầm và làm cho cây dễ chết. Hàng năm bọ trưởng thành hoạt động mạnh từ tháng 4 đến tháng 10. Sâu đẻ trứng vào gốc chuối, trứng nở thành sâu, đục vào củ rồi lan lên thân giả, làm chậm phát triển.
Phòng trừ: Dùng đoạn cây 30 - 50 cm áp vào gốc cây ban đêm để nhử sâu lên ăn và diệt. Rắc thuốc BVTV quanh gốc chuối: Regent, Badan 4H, BAM 5H vào mùa mưa. Nơi có sâu đục cắt bẹ lá từ ngoài vào trong, tìm bắt cho được sâu non. Tốt nhất là bắt chước khi sâu non vũ hóa (trước tháng 3). Làm vệ sinh, cắt sạch lá già, bẹ thối, lá khô, bẹ khô, thu gom đem đốt bẹ nát vào cuối thu, đầu đông để hạn chế nơi trú ẩn của sâu.
Sùng đục củ (Cosmopolites sodidus)
Con cái sống cả năm và đẻ trứng liên tục, dính vào thân chuối đang mọc để đẻ trứng. Ấu trùng nở, đục phá củ chuối thành những lỗ với đường kính 1 - 1,5 cm, tạo điều kiện để nấm bệnh xâm nhập. Cây chuối không hấp thu được dinh dưỡng nên phát triển kém, nếu là cây con, sẽ chết. Cây trổ buồng nhỏ, trái nhỏ. Khi thấy trong vườn có những cây mọc yếu mà không có dấu hiệu gì khác thì có thể nghi là bị sùng đục củ chuối.
Phòng trừ: Chọn cây con không có dấu vết của sùng. Tránh chất đống cây con qua đêm trước khi trồng, tránh mọt đến đẻ trứng. Không tồn trữ cây con quá lâu. Nhúng cây con vào dung dịch thuốc trừ sâu như Carbaryl 99% (Sevin), Diazinon 95% (Basudin), Etofenprox 96% (Trebon),… nồng độ 0,2% trước khi trồng. Lấy thân cây chuối chẻ đôi cắt thành khúc dài 30 - 60 cm, đặt áp xuống đất để dụ sùng đến và giết, kết hợp bơm thuốc Cartap 97% (Padan) nồng độ 0,2% vào gốc.
Rầy mềm (Pentalonia nigronervosa)
Là tác nhân truyền virus gây bệnh chùn đọt ở chuối. Rầy có màu nâu không cánh, thường trú trong các bẹ chuối, sống chung với kiến. Rầy thường chích hút cây con ở gần mặt đất, ở gốc chuối.
Phòng trừ: Phun thuốc Methidathion 96% (Supracide) vào thân lá kết hợp vệ sinh vườn, tách bỏ các bẹ chuối khô, diệt trừ kiến.
Bù lạch (Thysanoptera sp.)
Bù lạch có rất nhiều loại: màu nâu, trắng hoặc đen. Kích thước rất nhỏ nên khó thấy. Trái bị chích hút sẽ nổi các sẹo ghẻ ở vỏ, màu đỏ nâu hoặc có thể bị nứt vỏ. Bù lạch xâm nhập vào các lá mo, chích hút nhựa quả non.
Phòng trừ: Phun thuốc Cypermethrin 40 g/l + Profenofos 400 g/l (Polytrin), Profenofos 87% (Selecron).
Sâu đục thân (Odoiporus longicollis)
Rất giống sùng đục ở củ nhưng chỉ đục ở thân giả, hang đục rất dài.
Phòng trừ: Vệ sinh sạch sẽ những cây đã thu hoạch, củ chuối đánh xong phải đưa ra khỏi vườn. Dùng thuốc Diazinon 95% (Basudin) rắc cách gốc 0,5 - 1 m.
https://vacmart.vn/phong-tru-sau-benh-va-thu-hoach-chuoi

Tuyến trùng hại chuối
Loài Radopholus similis chuyên đục vào rễ chuối, thành trùng dài 0,68 mm, rộng 0,02 - 0,03 mm; con cái có kén, đầu hơi tròn, tấn công và phá hủy rễ, tạo các vết nâu hoặc đen, rễ không phát triển và không phân nhánh; tuyến trùng có thể đục vòng ngoài củ làm củ bị đỏ lên. Tuyến trùng đẻ trứng vào các mô trong rễ, khi chích hút nhựa tế bào, các mô bị tấn công tạo thành vết đen ở rễ, cây bị cằn cỗi, buồng nhỏ, trái nhỏ và dễ bị các loài nấm trong đất tấn công như Fusarium, Rhizoctonia solani… làm cây bị chết. Tuyến trùng Meloidogyne incognit làm rễ sưng tạo thành các nốt có kích thước khác nhau. Tuyến trùng xoắn ốc là Heliotylenchus spp. sống bên ngoài làm đứt rễ.
Tuyến trùng chích hút rễ là Pratylenchus spp., triệu chứng phá hại như Radopholus similis.
Phòng trừ:
- Loại bỏ các cây bị bệnh, đào bỏ cả rễ.
- Cày phơi đất 6 tháng, sau trồng lại mới.
- Chọn cây có củ to (> 15 cm) ở những vườn cây không bị bệnh để trồng.
- Ngâm củ vào dung dịch Cartap 97% (Padan) 0,2% trong 1 phút, sau đó để khô 24 giờ trước khi trồng.
- Rải Diazinon 95% (Basudin) hay Cartap 97% (Padan) 30 kg/ha vào hố trước khi trồng và lấp lại.
3. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN
3.1 Thu hoạch
Buồng chuối đạt tiêu chuẩn phải thẳng, quả chuối tròn đều, màu sắc xanh tự nhiên, đảm bảo đúng chất lượng thương phẩm. Độ chín thu hái của chuối là lúc độ già đạt 85 - 90%. Lúc đó vỏ chuối còn xanh thẫm, quả đã lớn hết cỡ, đầy đặn, hầu như không còn gờ cạnh, thịt chuối có màu trắng ngà đến vàng ngà. Độ chín thu hái của chuối thường đạt được sau 115 - 120 ngày phát triển kể từ khi trổ hoa. Khi thu hoạch phải cẩn thận, đảm bảo buồng chuối không rơi xuống đất, tránh chuối bị bẩn; không để dập buồng, dập quả hay quả bị sây sát.
Sau khi cắt buồng nên dựng ngược buồng chuối ở nơi thoáng mát cho chảy bớt nhựa trong 2 - 3 ngày.
Sau thu hoạch, cây mẹ cần được cắt bỏ.
3.2 Bảo quản chuối sau thu hoạch
Trong quá trình vận chuyển và bảo quản, chuối có thể bị nhiễm bệnh do các loại vi trùng và nấm mốc như bệnh mốc khô làm cho chuối khô héo, sẫm màu, lan dần từ một điểm ra toàn quả; bệnh thối cuống và thịt quả... Quả chuối bị bệnh chẳng những chóng thối rữa mà cường độ hô hấp tăng rõ rệt so với quả lành, dẫn đến rút ngắn chu kỳ sinh lý của quả. Để kéo dài thời hạn bảo quản chuối tươi, trước hết phải có biện pháp phòng bệnh như sát trùng bằng các phương pháp vật lý, hóa học trước khi bảo quản dài ngày. Có thể tách chuối ra từng nải nguyên hay quả rời theo khối lượng quy định rồi đựng trong túi ni-lông có đục lỗ 2 - 4% diện tích và cho vào thùng các-tông hoặc sọt. Mỗi hộp hoặc sọt chứa khoảng 15 - 25 kg chuối. Có thể bảo quản chuối nguyên cả buồng, được bọc trong túi PE. Buồng chuối có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc trong kho. Trường hợp phải chuyên chở đi xa, có thể bọc buồng chuối bằng rơm, rạ, hay lá chuối khô, giấy... Chuối xanh thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12 - 14oC, độ ẩm 70 - 85%. Trong thời gian bảo quản cần theo dõi nghiêm ngặt các
thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khí CO2... Phải bảo đảm thông gió nhằm giữ nồng độ CO2 không tăng và thải bớt khí êtylen sinh ra từ quá trình bảo quản. Không bảo quản chuối ở nhiệt độ thấp hơn 110C. Có thể bảo quản chuối bằng hóa chất như Topxin-M bằng cách nhúng vào dung dịch 0,1% Topxin-M, rồi vớt ra để ráo, đựng bằng túi ni-lông, sau đó có thể bảo quản ở môi trường nhiệt độ thường  hay nhiệt độ lạnh. Ngoài Topxin -M còn có hóa chất khác như: Benlat, Mertect, NF44, NF35...
3.3 Rấm chuối chín
- Rấm chuối bằng nhiệt
Cắt rời các nải chuối khỏi buồng, xếp ra sàn một ngày cho khô nhựa, rồi chất vào trong chum (lu khạp); chính giữa lu khạp chừa chỗ cắm vài thẻ hương, rồi đậy thật kín lại. Nhiệt độ từ những cây hương trong lu khạp làm chuối chín sau 2 - 3 ngày. Số lượng hương ít hay nhiều tuỳ nhiệt độ khí trời và khối lượng chuối trong mỗi trong lu khạp.
Rấm chuối bằng máy ở nhiệt độ thấp
Chuối được thu hoạch ở độ chín ¾. Tạo các chùm chuối 5 trái và cho chuối “lặn” ngay vào thùng nước có fluor cho sạch nhựa và sát khuẩn 5 - 10 phút. Vớt chuối ra, để ráo ở 16 - 200C và cho chuối vào tủ rấm của máy Ethylene Generator. Chuối được làm mất màu xanh bằng cách cho cồn 95% vào máy, khoảng 2 - 5 ml/m3, chỉnh chế độ máy tạo khí ethylen thích hợp. Giai đoạn chuyển màu vỏ vẫn để chuối trong tủ, đóng cửa và duy trì ở mức 140C và độ ẩm ở mức 80 - 85% cho chuối tươi lâu. Ưu thế của phương pháp rấm chuối bằng máy trong nhiệt độ thấp là bảo quản được lâu hơn, màu sắc đẹp, chất lượng không thay đổi.
Các giống chuối đem cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế hiện nay như: Giống chuối tiêu hồnggiống chuối tây thái...
Liên hệ VACMART để biết thêm thông tin chi tiết về các giống chuối nuôi cây mô do Vacmart sản xuất 19001558

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hiệu quả

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hiệu quả


Hiện nay có rất nhiều giống chuối như: giống chuối tiêu hồnggiống chuối tây thái...nhưng để trồng và chăm sóc cây chuối phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh để đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cần một chu trình chuẩn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chuối hiệu quả
1.1. CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ NHÂN GIỐNG CHUỐI
a) Chuẩn bị đất
Chọn loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất thoáng có cấu tượng tốt và độ xốp cao hoặc những vùng đất cao, dễ thoát nước như đất đồi. Về hóa tính đất, chuối rất cần các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg, trong đó hai yếu tố chính là N và K. Chuối mọc bình thường trong đất có pH từ 4,5 - 8, tốt nhất trong khoảng 6 - 7,5. Trường hợp đất quá chua hoặc quá kiềm có thể gây ra hiện tượng thiếu vi lượng trong đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của chuối. Đất phải được cày bừa kỹ, diệt cỏ dại trước khi trồng, cày sâu 30 cm. Nếu đất rộng, chia lô chống cháy mùa khô. Đào hố và bón phân: Đào hố sâu 40 - 60 cm và rộng 40 - 60 cm. Trộn phân chuồng, tro trấu cùng với lớp đất mặt, lấp đầy hố. Trước khi trồng 20 ngày, dùng 0,5 kg vôi bột xử lý cho một hố trồng. Sau đó, trộn tro trấu, phân chuồng ủ hoai mục 10 - 15 kg (hoặc hữu cơ vi sinh) và 0,2 kg Supe lân với lớp đất mặt, đảo đều rồi lấp đầy hố (trước khi trồng 10 - 15 ngày).
b) Nhân giống chuối
Có 3 phương pháp nhân giống chuối hiện nay là nhân giống chuối từ tách chồi, nhân giống chuối từ củ (thân ngầm) và nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô (in vitro). Mỗi phương pháp nhân giống tiêu chuẩn chọn cây giống sẽ khác nhau như: nhân giống chuối từ tách chồi, nhân giống chuối từ củ, và phổ biến hiện nay là phương pháp nhân giống nuôi cây mô (in vitro):
Nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô (in vitro):
- Ưu điểm của nhân giống bằng nuôi cấy mô là hệ số nhân giống cao; tạo được một số lượng lớn cây giống cung cấp cho sản xuất; cây giống sạch bệnh, khỏe mạnh; cây giống có độ đồng đều cao, khi trồng có khả năng sinh trưởng phát triển tương đương nhau. Vườn chuối trồng từ giống nuôi cấy mô sẽ cho thu hoạch đồng loạt, đáp ứng được nguồn nguyên liệu cả về số lượng và chất lượng.
https://vacmart.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-chuoi-hieu-qua

- Nhược điểm của nhân giống bằng nuối cấy mô là đòi hỏi kỹ thuật cao, thao tác phức tạp, môi trường nuôi cấy luôn phải duy trì các nhân tố nằm trong giới hạn thích hợp và sạch mầm bệnh. Vì thế, giai đoạn này chỉ thực hiện được ở những cơ sở chuyên nuôi cấy mô với các nhà chuyên môn tiến hành. Giai đoạn ra ngôi, chăm sóc cây con đến khi xuất vườn đem trồng cũng đòi hỏi vườn ươm có đất, phân, các thực liệu khác và kỹ thuật chăm sóc phức tạp hơn nhân giống bằng tách chồi.
1.2. THỜI VỤ
Cây chuối không yêu cầu nghiêm ngặt về thời vụ, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa (vùng Đồng bằng Bắc bộ trồng từ tháng 9 - 11, các vùng khác từ tháng 6 - 8). Ở thời điểm này, cây con sinh trưởng thuận lợi và có tỷ lệ sống cao.
1.3. MẬT ĐỘ TRỒNG
Mật độ trồng phụ thuộc vào giống chuối, giống càng thấp cây, tán lá hẹp có thể trồng dày, còn các loại như chuối tiêu cao, lá lớn, … trồng thưa hơn. Mật độ trồng phổ biến khoảng trên dưới 1.000 cây/ha, khoảng cách trồng: 3 x 3 m (1.100 cây/ha) hoặc 3 x 2,5 m (1.300 cây/ha). Tuy nhiên, khi trồng mật độ dày cần phải chú ý: Chọn cây con thật đồng đều nhằm tránh hiện tượng lấn át, tranh giành dinh dưỡng và ánh sáng giữa các cây. Bón phân đúng mức và phòng tránh kịp thời bệnh đốm lá cho cây. Trồng dày hợp lý có tác dụng tốt cho vườn chuối, vườn sớm được che bóng, ít cỏ dại, tạo điều kiện nóng ẩm phù
hợp với cây chuối và tốt hơn cả là tăng năng suất chuối.
1.4. CÁCH TRỒNG
Dùng cuốc, xẻng, moi 1 hốc rộng khoảng 30 cm để đặt cây chuối con vào, chú ý không lấp quá nhiều đất vào gốc, đặt cây thẳng đứng để tránh cây bị đổ và mọc nghiêng sau này. Lèn đất theo chiều song song với thân giả hoặc dùng chân giậm chặt rồi tưới nước (nếu đất khô).
1.5. BÓN PHÂN
a) Lượng phân bón
Lượng phân bón trung bình cho 01 ha chuối thường là 200 kg N + 80 kg P2O5 + 200 kg K2O, tuỳ theo loại đất; nếu đất chua, bón thêm vôi sẽ mang lại hiệu quả cao. Lượng phân bón cho chuối phụ thuộc vào sản lượng thu hoạch; chẳng hạn để thu hoạch 32 tấn quả/ha, cây chuối lấy đi từ đất 80 kg N; 49 kg P2O5; 1.145 kg K2O
Chuối đòi hỏi lượng kali rất lớn. Tuy nhiên, phần lớn các chất dinh dưỡng được giữ ở trong rễ, củ, thân, lá và đặc biệt ở cuống buồng, vỏ quả. Vì vậy, sau khi thu hoạch, cần trả lại các bộ phận trên cho đất. Cân đối đạm và kali cho chuối có tầm quan trọng lớn, 2 yếu tố này có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo thành năng suất của chuối. Tuy vậy, đối với chuối, tỷ lệ canxi và magiê cũng rất có ý nghĩa, bởi vì 2 yếu tố này góp phần phát huy hiệu lực của kali.
Để đảm bảo quả chuối có phẩm chất tốt, phun kẽm và bón cho cây với liều lượng 5 -10 kg/ha, phun 1 - 3 lần trong 1 vụ.
https://vacmart.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-chuoi-hieu-qua

b) Cách bón
Bón lót: Sau khi lấp đất xong, tiến hành bón lót cho mỗi gốc chuối từ 10 - 15 kg phân chuồng hoai mục; Urea: 60 g; SA: 145 g; Supe lân: 200 g; KCL: 200 g. Đào 1 rãnh vòng quanh, cách gốc 20 - 30 cm gốc cây để rắc phân vào,
sau đó lấp kín phân, dùng rơm rạ ủ kín và tưới nhẹ giữ ẩm.
Bón thúc: Bón 3 lần ở 3 giai đoạn khác nhau:
- Lần 1: Sau trồng một tháng rưỡi đến 2 tháng, bón 500 g NPK (12:8:12)/1 gốc chuối, rắc đều phân lên trên, sau đó lấp đất lại rồi phủ rơm mục lên, có thể rắc thêm vôi bột nếu đất chua.
- Lần 2: Sau trồng khoảng 5 tháng, tức là 1 tháng trước khi cây trổ buồng.
- Lần 3: Sau khi cây ra buồng 1 tháng.
Lần bón thúc thứ 2 và thứ 3, sử dụng loại phân và số lượng giống nhau, gồm 100 g đạm + 200 g kali/1 gốc, trộn đều 2 loại phân với nhau, rồi rắc lên bề mặt gốc. Sau đó, tưới nước cho cây. Đối với những diện tích rộng, có thể hòa tan phân vào bể nước sau đó dùng máy bơm nước tưới đều lên các gốc chuối.
1.6. CHĂM SÓC
a) Tưới nước
Chuối yêu cầu nước rất cao nên phải thường xuyên giữ ẩm cho đồng ruộng bằng cách tưới ngập vào rãnh hoặc thiết kế hệ thống tưới với ống dẫn có đục lỗ trực tiếp đưa nước vào từng gốc cây và liên tục kiểm tra đồng ruộng.
https://vacmart.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-chuoi-hieu-qua
 
b) Trồng dặm
Sau khi trồng khoảng một tháng nếu thấy cây phát triển kém thì phải trồng dặm lại bằng những cây tốt để phát triển kịp những cây trồng trước.
c) Tỉa cây con
Khi cây bắt đầu đẻ cây con thì tiến hành tỉa, dùng cây con này để trồng tiếp hoặc bỏ đi. Mỗi tháng kiểm tra một lần để tỉa bỏ cây con kịp thời, tránh cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng và có tác dụng giảm sâu bệnh. Khi xuất hiện mầm mới, nếu không lấy cây con để trồng tiếp thì dùng dao cắt bỏ, dùng mũi dao nhọn đẩm thẳng xuống gốc. Tỉa bỏ những cây yếu, cây nằm sát nhau, chừa các cây con gối nhau, mỗi bụi chỉ có ba đến bốn cây đang phát triển (một cây mẹ, hai đến ba cây con). Riêng với chuối tiêu, chỉ nên để mỗi cây 1 mầm.
d) Bẻ bắp bao buồng
Sau khi cây trổ hoa và cho khoảng 10 - 13 nải/buồng, tiến hành bẻ bắp và tỉa quả cho cây. Việc tỉa nải nên tiến hành vào buổi chiều, tránh trời mưa để hạn chế mất nhựa, làm ảnh hưởng đến mẫu mã của buồng chuối sau này. Chú ý cắt vào lúc trời khô ráo để vết cắt mau khô, tránh bị sâu bệnh xâm nhập phá hại. Tốt nhất là sau khi cắt xong nên dùng tro sạch bôi vào vết cắt để vết thương mau khô, không chảy nhựa nhiều và có tác dụng sát trùng. Sau đó sử dụng túi bao trái để bao bọc buồng lại giúp hạn chế sâu bệnh, trái phát triển đẹp hơn.
https://vacmart.vn/ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-chuoi-hieu-qua

e) Cắt bỏ lá già, khô
Thường xuyên kiểm tra và cắt bỏ kịp thời các lá già, lá khô bám xung quanh thân chuối để tập trung dinh dưỡng và hạn chế nguồn bệnh.
g) Làm cây chống buồng
Sau khi cây ra buồng được khoảng 1 tháng, cần làm cây chống buồng để giữ cho cây không bị đổ khi gặp gió.
Cách làm: Chọn 2 cột tre hoặc gỗ chắc khỏe, dùng dây thép buộc chéo với nhau để làm cây chống buồng. Tiếp theo, đưa cây chống dựng vào chỗ tiếp xúc giữa thân và đầu buồng chuối. Sau đó, buộc 1 thanh gỗ nằm ngang 2 cột chống để cố định và dùng dây buộc  cuống buồng vào thanh gỗ. Như vậy, buồng chuối sẽ được giữ chắc và không bị gãy khi quá nặng.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch chuối

Để hạn chế sâu bệnh hại và kiểm soát tình hình phát triển của sâu bệnh hại thì người dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và áp dụng các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp để đem lại hiệu quả kinh tế cao... Phần tiếp "Phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch bảo quản chuối" Để mua các giống chuối năng suất, giá trị kinh tế cao vui lòng liên hệ: 👉👉 Trung tâm vật tư nông nghiệp VACMART 📞Tổng đài: 19001558 🌐Website: https://vacmart.vn/ 🏬VPGD: 12A tòa nhà VTC online 🏡Điểm trưng bày sản phẩm, kho hàng: Khuôn viên nhà hành chính học viện nông nghiệp.
from Facebook https://ift.tt/2DyKOXO
via IFTTT

Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

Đặc điểm nhận dạng và biện pháp phòng trừ Câu Cấu

Câu cấu (Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi)
a - Đặc điểm nhận dạng
Có 2 loại: (loại to và loại nhỏ)
- Câu cấu to thường xuất hiện số lượng ít.
- Câu cấu nhỏ là loại nhân ra rất nhanh có thể thành dịch.
Trưởng thành: Là bọ cánh cứng, thân hình bầu dục, dài khoảng 7-10mm trên toàn thân có phủ lớp ánh kim nhũ, trưởng thành cái màu xanh, trưởng thành đực có màu vàng, đầu kéo dài như một cái vòi.
Trứng: Đẻ rải rác từng quả trên mặt đất, hình bầu dục, dài khoảng 1mm, màu trắng ngà.
Sâu non: Màu trắng sữa, mình hơi cong, không có chân, sống trong đất ăn chất hữu cơ và rễ cây.
Nhộng: Màu trắng ngà, dài khoảng 10mm, nằm trong đất.

https://vacmart.vn/


b - Tập tính sinh sống và gây hại
Câu cấu là đối tượng rất nguy hiểm bởi với số lượng lớn, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ (thậm chí cả lá già với loài Platymycterus sieversi) và quả non. Quả bị hại nặng có thể rụng, quả bị nhẹ làm vỏ quả biến dạng, giảm phẩm cấp thương phẩm quả. Câu cấu trưởng thành xuất hiện sau các đợt mưa khi cây cam quýt đang ra lộc hè và lộc thu. Câu cấu phá hại lộc làm ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây, lộc thu nó còn làm giảm năng suất vườn cây năm sau. Câu cấu là loài sâu hại đa thực, ngoài gây hại trên cây ăn quả múi, chúng còn gây hại các cây ăn quả khác như xoài, nhãn, vải...
c - Biện pháp phòng, trừ
Phòng: Thường xuyên kiểm tra vườn cây, nhất là các vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản để phát hiện sớm và chủ động phòng trừ.
* Biện pháp thủ công: Dùng vợt hoặc bắt bằng tay câu cấu trưởng thành để tiêu diệt.
* Biện pháp hóa học: Khi câu cấu xuất hiện nhiều cần phun thuốc Supracid 40EC nồng độ 0,25% hoặc Padan pha nồng độ 0,2% phun vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Cây chống lõi thép bọc nhựa "CHỐNG HOA HỒNG"

🌹🌹🌹 Cây chống lõi thép bọc nhựa "Cây chống hoa hồng" 🌹🌹🌹 Hoa hồng cũng thuộc loại cây bụi, và cây leo vì thế chúng cũng được bắc giàn hay đơn giản chỉ là đóng những chiếc cọc bằng tre giúp cho những cây hoa có không gian sinh trưởng và phát triển, với những gia đình có thị hiếu thẩm mỹ cao thì họ sẽ bắc những giàn hoa theo ý thích của mình tạo những thế những đường nét riêng biệt mang cá tính và phong thái của chủ nhà. Và nguyên liệu để bắc giàn... LH ngay để được hỗ trợ thêm thông tin chi tiết. 📞Tổng đài: 19001558 🌐Website: https://vacmart.vn/ 🏬VPGD: 12A tòa nhà VTC online 🏡Điểm trưng bày sản phẩm, kho hàng: Khuôn viên nhà hành chính học viện nông nghiệp.
from Facebook https://ift.tt/2Q0JEFR
via IFTTT

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2018

Phương pháp phòng trừ bọ xít xanh (Rhynchocoris humeralis)


- Đặc điểm nhận dạng
Trưởng thành: Có hình ngũ giác màu xanh lá cây, bóng và dài khoảng 21-23mm, có hai gai nhọn ở phía trước hai bên ngực, hai bên mép bụng có rìa hình răng cưa, vòi chích hút dài đến cuối bụng.
Trứng: Hình tròn, đường kính 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng trong, xanh lam, sau đó chuyển sang màu trắng đục, sắp nở có màu nâu sẫm hơn mặt trứng có nhiều chấm lõm.

( Một số giống cây trồng chất lượng cao: bưởi da xanh, bưởi diễn, cam chín sớm c36, Cam chín sớm cs1, chanh không hạt)


- Tập tính sinh sống và gây hại

Bọ xít xanh thường hoạt động vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá.. Ấu trùng (bọ xít non) khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái. Cơ thể của ấu trùng có hình bầu dục, màu nâu vàng hoặc
xanh lục, trên lưng có nhiều đốm màu đỏ, đen, xung quanh mặt lưng có một hàng chấm đen xếp theo hình bầu dục. Cả con trưởng thành và con ấu trùng, đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Chỗ vết chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu trái còn nhỏ đã bị bọ chích hút nhiều thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái đã lớn mới bị bọ gây hại thì trái dễ bị thối rồi rụng. Một con có thể chích hút gây hại nhiều trái.
- Biện pháp phòng, trừ
* Biện pháp canh tác: Không nên trồng cam quýt quá dầy mà trồng đúng mật độ khuyến cáo của từng giống, thường xuyên cắt tỉa cành tạo tán, cắt bỏ cành bị sâu bệnh, cành vượt ... để vườn cây luôn thông thoáng, hạn chế nơi trú ngụ của bọ xít.
* Biện pháp sinh học: Thu thập và nhử nuôi kiến vàng trong vườn cam quýt để kiến tiêu diệt bọ xít, nhất là bọ xít non.
* Biện pháp thủ công: Dùng vợt tay để bắt bọ xít vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Thường xuyên kiểm tra quả và những lá gần quả để phát hiện và thu gom ổ trứng của chúng đem tiêu hủy.
* Biện pháp hóa học: Nếu vườn cam quýt rộng, bọ xít nhiều không thể bắt bằng vợt tay, có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Bascide 50EC, Hoppercin 50EC, Cyper 25EC, Dầu khoáng SK, Enspray 99EC, Vibasa 50EC, Sherpa 0,2%... để phun xịt.

Tham khảo thêm: 

Ruồi đục quả và phương pháp phòng trừ

Ruồi đục quả( ruồi vàng) (Bactrocera dorsalis) a - Đặc điểm nhận dạng Trưởng thành: Có cơ thể dài 7mm, dang cánh 13mm. Trưởng thành cái ...

Nông nghiệp Vacmart