Nhắc tới nông sản Việt Nam trong thời gian gần đây, thì ai cũng nghĩ tới việc nông sản được mùa mất giá, vấn đề giải cứu nông sản đã diễn ra đối với nhiều loại nông sản khác nhau. Chúng ta có hàng, muốn bán hàng phải đem ra chợ, không ngồi một chỗ thụ động chờ đợi thương lái người ta đến thu gom, và chợ thương mại điện tử chính là hướng đi mới đầy triển vọng đưa nông sản ra tới chợ.
Nói đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là người ta sẽ nghĩ đến sự lao động vất vả một nắng hai sương " Bán mặt cho đất bán lưng cho trời" để làm ra hạt thóc, củ khoai, quả cam quả bưởi....những sản phẩm này được gọi chung là nông sản. Khi thời kì đất nước khó khăn thì việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu trong gia đình, phần ngon thì người ăn còn phần kém thì được sử dụng cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm ví dụ như: khoai bi, hạt thóc lửng....
Đàn gà đang nhặt thóc trong vườn nhà
Cùng với sự phát triển chung của kinh tế nước nhà trong thời kì hội nhập, nền nông nghiệp Việt nam đã thay đổi một cách mạnh mẽ làm thay đổi đời sống bà con nông dân, với việc tham gia sản xuất nông nghiệp áp dụng khoa học công nghệ thì các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất chất lượng cao hơn. Nhờ vậy mà những sản phẩm nông sản của người dân sản xuất ra đã hướng tới mục đích xa hơn, không chỉ phục vụ cho việc tự cung tự cấp mà còn cung cấp cho thị trường tiêu thụ rộng hơn nhằm phát triển kinh tế gia đình và nền nông nghiệp hàng hóa dần được hình thành ở Việt Nam mặc dù mới chỉ là ở mô hình nhỏ lẻ.
Cũng chính vì ngành nông nghiệp Việt Nam sản xuất chưa có chiến lược định hướng thị trường nên sản phẩm nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế dẫn tới việc nông sản của Việt Nam phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc rất nhiều và khi nông sản của Trung Quốc họ được mùa thì họ hoàn toàn có thể xuất khẩu ngược lại sang Việt Nam bởi nền sản xuất nông nghiệp của họ phát triển hơn chúng ta hàng chục năm. Cũng chính vì lý do đó mà nông sản Việt Nam trong những năm gần đây liên tục gặp cảnh được mùa mất giá, những chiến dịch giải cứu nông sản từ dưa hấu, khoai lang tím, hành tím, củ cải, thanh long, chuối, thịt lợn…
Một điểm giải cứu nông sản ngay trong nội thành Hà Nội
Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nông sản Việt không gặp cảnh được mùa mất giá, không phải nhờ vào các tổ chức xã hội “giải cứu”. Câu trả lời đơn giản là có hàng thì phải mang ra chợ bán. Nói như bà Nguyễn Thị Thành Thực phát biểu trong Diễn đàn chuyên đề Nông Nghiệp – giải pháp phát triển cho nông sản Việt Nam sáng mùng 5 tháng 6 thì 2018 “chúng ta muốn bán hàng chúng ta phải ra chợ và chợ nông sản lớn nhất của thế giới là Trung Quốc, mà chúng ta không có gian hàng nào ở đó” bà ví nông sản Việt Nam “giống như một cô gái quê danh giá chỉ chờ họ tới nhà tán tỉnh và mua đi”, Điều đó cho thấy rằng sản phẩm nông sản của chúng ta đang rất thụ động và chưa chủ động đi tìm chỗ đứng, hướng đi cho mình. Cũng theo bà Thực thì chợ thương mại điện tử vô cùng quan trọng và người dẫn dắt thương mại là người quyết định khâu sản xuất. Chợ thương mại điện tử sẻ giúp nông sản Việt Nam gần hơn với người tiêu dùng không chỉ trong nước mà là trên toàn thế giới. Đây là một hướng đi mới đầy chiển vọng giúp cho nông sản Việt Nam ra đến chợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét