Với thời gian phát triển hàng nghìn năm, nền nông nghiệp việt nam đã tạo ra những thói quen, tập quán sản xuất ăn sâu vào tiềm thức của con người nông dân Việt. Những tập quan đó đến nay vẫn còn nhiều điểm không còn phù hợp với thời kì sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay như những quy trình sản xuất nhỏ lẻ - manh mún - không có kế hoạch...những quy trình như vậy cần phải được thay đổi để thích nghi với một nền nông nghiệp thời đại mới và người dân cũng phải thay đổi để tự cứu lấy mình.
Cũng chính vì những suy nghĩ và việc làm theo những thói quen tập quán xưa đã làm cho nền nông nghiệp của nước nhà đang mất niềm tin từ chính những người tiêu dùng trong nước về chất lượng nông sản việt nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng đã nhận định chất lượng nông sản hiện nay tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người do người người sản xuất lạm dụng quá nhiều vào các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học...
Ngoài các loại thuốc hóa học, phân hóa học, các loại thuốc kích thích tăng trưởng cũng được sử dụng vượt mức quy định, không đảm bảo thời gian cách ly nhằm làm tăng sự phát hấp dẫn của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Phương thức sản xuất như vậy khiến cho dư lượng thuốc, đạm vô cơ vượt quá mức cho phép trong rau quả đặc biệt là các loại rau ăn lá. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc cho người tiêu dùng...
Vậy câu hỏi đặt ra là cần làm gì để có được những sản phẩm sạch, an toàn, lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng khi nhu cầu về sản phẩm chất lượng ngày càng được quan tâm? Câu trả lời chỉ có những người nông dân sản xuất cần thay đổi tư duy, tầm nhìn của mình ra xa hơn khỏi những lũy tre làng bao quanh, để học hỏi những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Cần gạt bỏ cái tư duy "lợn hai chuồng rau hai luống" đây là việc làm trái lương tâm, trái pháp luật, hại người và hại cả chính mình.
Những thói quen, những tập quán cũ không tốt cần thay đổi thì một điều không thể thay đổi trong sản xuất là bài học của ông cha ta từ thủa đầu làm nông đó là bài học về đoàn kết hợp tác sản xuất để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến đến một nền nông nghiệp mới phát triển bền vững. vậy, ngày nay người nông dân rất cần đoàn kết lại, liên kết với nhau cùng sản xuất, tạo ra những vùng nguyên liệu tươi tốt, thay đổi những mảnh ruộng nhỏ lẻ manh mún thành cánh đồng lớn, cử những người đại diện liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất để có được sự hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư nông nghiệp....đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm. Khi sự liên kết thành công thì lúc đó việc các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn.
Khi việc liên kết, thay đổi tư duy phương thức sản xuất của người dân thành công thì việc hội nhập phát triển kinh tế nông nghiệp việt nam sẽ tiến gần hơn, tới lúc đó chính sự thay đổi đó khiến cho những người nông dân nhỏ bé thoát khỏi sự băn khoăn, lúng túng, thiếu tự tin trở thành đầu tầu cho sự phát triển nông nghiệp hiện tại và tương lai, và họ không còn cảm thấy sự cô độc trên những mảnh ruộng màu mỡ. Đoàn kết chính là sức mạnh, câu thành ngữ "Một cây làm chẳng lên non, hai cây chụm lại lên hòn núi cao" một ngọn núi của nền nông nghiệp việt nam tương lai tươi sáng, ngọn núi đó có cao hay không là tùy thuộc vào người nông dân có tự thay đổi, đoàn kết lại được hay không.
Chính những người nông dân cần thay đổi, thay đổi để tiến bộ hơn thay đổi để phát triển và hội nhập, một sự thay đổi lớn từ trong nhận thức bằng những bài học doàn kết gắn bó của cha ông trong lịch sử, sự thay đổi ấy sẽ giúp những người nông dân nhỏ bé thoát khỏi sự băn khoăn, lúng túng, thiếu tự tin khi nước ta hội nhập quốc tế. khi những người nông dân đoàn kết lại thì họ sẽ không còn đơn độc nữa. Đoàn kết là sức mạnh là câu nói ấy rất đúng và đã được đúc kết thành tục ngữ “Một cây làm chẳng lên non, hai cây chụm lại lên hòn núi cao”, ngọn núi của nông nghiệp Việt Nam có cao được hay không là tùy thuộc vào việc người nông dân có tự thay đổi, đoàn kết lại để xây dựng phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển, đó cũng là việc người nông dân phải làm để tự cứu lấy mình bằng việc thay đổi.
Vacmart
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét