Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

KHI NÀO NÔNG SẢN VIỆT NAM RA ĐẾN CHỢ

Nhắc tới nông sản Việt Nam trong thời gian gần đây, thì ai cũng nghĩ tới việc nông sản được mùa mất giá, vấn đề giải cứu nông sản đã diễn ra đối với nhiều loại nông sản khác nhau. Chúng ta có hàng, muốn bán hàng phải đem ra chợ, không ngồi một chỗ thụ động chờ đợi thương lái người ta đến thu gom, và chợ thương mại điện tử chính là hướng đi mới đầy triển vọng đưa nông sản ra tới chợ.
           Nói đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam là người ta sẽ nghĩ đến sự lao động vất vả một nắng hai sương " Bán mặt cho đất bán lưng cho trời" để làm ra hạt thóc, củ khoai, quả cam quả bưởi....những sản phẩm này được gọi chung là nông sản. Khi thời kì đất nước khó khăn thì việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu mang tính tự cung tự cấp, phục vụ cho nhu cầu trong gia đình, phần ngon thì người ăn còn phần kém thì được sử dụng cho việc chăn nuôi gia súc gia cầm ví dụ như: khoai bi, hạt thóc lửng....

     https://vacmart.vn/

    Đàn gà đang nhặt thóc trong vườn nhà
      Cùng với sự phát triển chung của kinh tế nước nhà trong thời kì hội nhập, nền nông nghiệp Việt nam đã thay đổi một  cách mạnh mẽ làm thay đổi đời sống bà con nông dân, với việc tham gia sản xuất nông nghiệp áp dụng khoa học công nghệ thì các giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất chất lượng cao hơn. Nhờ vậy mà những sản phẩm nông sản của người dân sản xuất ra đã hướng tới mục đích xa hơn, không chỉ phục vụ cho việc tự cung tự cấp mà còn cung cấp cho thị trường tiêu thụ rộng hơn nhằm phát triển kinh tế gia đình và nền nông nghiệp hàng hóa dần được hình thành ở Việt Nam mặc dù mới chỉ là ở mô hình nhỏ lẻ.
          Cũng chính vì ngành nông nghiệp Việt Nam sản xuất chưa có chiến lược định hướng thị trường nên sản phẩm nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu, chưa có chỗ đứng trên thị trường quốc tế dẫn tới việc nông sản của Việt Nam phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc rất nhiều và khi nông sản của Trung Quốc họ được mùa thì họ hoàn toàn có thể xuất khẩu ngược lại sang Việt Nam bởi nền sản xuất nông nghiệp của họ phát triển hơn chúng ta hàng chục năm. Cũng chính vì lý do đó mà nông sản Việt Nam trong những năm gần đây liên tục gặp cảnh được mùa mất giá, những chiến dịch giải cứu nông sản từ dưa hấu, khoai lang tím, hành tím, củ cải, thanh long, chuối, thịt lợn…
     https://vacmart.vn/

    Một điểm giải cứu nông sản ngay trong nội thành Hà Nội
           Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nông sản Việt không gặp cảnh được mùa mất giá, không phải nhờ vào các tổ chức xã hội “giải cứu”. Câu trả lời đơn giản là có hàng thì phải mang ra chợ bán. Nói như bà Nguyễn Thị Thành Thực phát biểu trong Diễn đàn chuyên đề Nông Nghiệp – giải pháp phát triển cho nông sản Việt Nam sáng mùng 5 tháng 6 thì 2018 “chúng ta muốn bán hàng chúng ta phải ra chợ và chợ nông sản lớn nhất của thế giới là Trung Quốc, mà chúng ta không có gian hàng nào ở đó” bà ví nông sản Việt Nam “giống như một cô gái quê danh giá chỉ chờ họ tới nhà tán tỉnh và mua đi”, Điều đó cho thấy rằng sản phẩm nông sản của chúng ta đang rất thụ động và chưa chủ động đi tìm chỗ đứng, hướng đi cho mình. Cũng theo bà Thực thì chợ thương mại điện tử vô cùng quan trọng và người dẫn dắt thương mại là người quyết định khâu sản xuất. Chợ thương mại điện tử sẻ giúp nông sản Việt Nam gần hơn với người tiêu dùng không chỉ trong nước mà là trên toàn thế giới. Đây là một hướng đi mới đầy chiển vọng giúp cho nông sản Việt Nam ra đến chợ.

    Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

    ĐỂ TỰ CỨU MÌNH NGƯỜI NÔNG DÂN CẦN THAY ĐỔI TRONG SẢN XUẤT (phần 2)

    Với thời gian phát triển hàng nghìn năm, nền nông nghiệp việt nam đã tạo ra những thói quen, tập quán sản xuất ăn sâu vào tiềm thức của con người nông dân Việt. Những tập quan đó đến nay vẫn còn nhiều điểm không còn phù hợp với thời kì sản xuất nông nghiệp hiện đại ngày nay như những quy trình sản xuất nhỏ lẻ - manh mún - không có kế hoạch...những quy trình như vậy cần phải được thay đổi để thích nghi với một nền nông nghiệp thời đại mới và người dân cũng phải thay đổi để tự cứu lấy mình.

      Cũng chính vì những suy nghĩ và việc làm theo những thói quen tập quán xưa đã làm cho nền nông nghiệp của nước nhà đang mất niềm tin từ chính những người tiêu dùng trong nước về chất lượng nông sản việt nam. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cũng đã nhận định chất lượng nông sản hiện nay tồn dư quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người do người người sản xuất lạm dụng quá nhiều vào các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học...

      Ngoài các loại thuốc hóa học, phân hóa học, các loại thuốc kích thích tăng trưởng cũng được sử dụng vượt mức quy định, không đảm bảo thời gian cách ly nhằm làm tăng sự phát hấp dẫn của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Phương thức sản xuất như vậy khiến cho dư lượng thuốc, đạm vô cơ vượt quá mức cho phép trong rau quả đặc biệt là các loại rau ăn lá. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ngộ độc cho người tiêu dùng...

     Nông nghiệp Vacmart


        Vậy câu hỏi đặt ra là cần làm gì để có được những sản phẩm sạch, an toàn, lấy lại niềm tin cho người tiêu dùng khi nhu cầu về sản phẩm chất lượng ngày càng được quan tâm?  Câu trả lời chỉ có những người nông dân sản xuất cần thay đổi tư duy, tầm nhìn của mình ra xa hơn khỏi những lũy tre làng bao quanh, để học hỏi những tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất hướng tới một nền nông nghiệp phát triển bền vững. Cần gạt bỏ cái tư duy "lợn hai chuồng rau hai luống" đây là việc làm trái lương tâm, trái pháp luật, hại người và hại cả chính mình.

        Những thói quen, những tập quán cũ không tốt cần thay đổi thì một điều không thể thay đổi trong sản xuất là bài học của ông cha ta từ thủa đầu làm nông đó là bài học về đoàn kết hợp tác sản xuất  để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến đến một nền nông nghiệp mới phát triển bền vững. vậy, ngày nay người nông dân rất cần đoàn kết lại, liên kết với nhau cùng sản xuất, tạo ra những vùng nguyên liệu tươi tốt, thay đổi những mảnh ruộng nhỏ lẻ manh mún thành cánh đồng lớn, cử những người đại diện liên kết với doanh nghiệp trong quá trình sản xuất để có được sự hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư nông nghiệp....đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm. Khi sự liên kết thành công thì lúc đó việc các nguồn vốn ưu đãi của nhà nước sẽ được tiếp cận dễ dàng hơn.
        
     Nông nghiệp Vacmart

       Khi việc liên kết, thay đổi tư duy phương thức sản xuất của người dân thành công thì việc hội nhập phát triển kinh tế nông nghiệp việt nam sẽ tiến gần hơn, tới lúc đó chính sự thay đổi đó khiến cho những người nông dân nhỏ bé thoát khỏi sự băn khoăn, lúng túng, thiếu tự tin trở thành đầu tầu cho sự phát triển nông nghiệp hiện tại và tương lai, và họ không còn cảm thấy sự cô độc trên những mảnh ruộng màu mỡ. Đoàn kết chính là sức mạnh, câu thành ngữ  "Một cây làm chẳng lên non, hai cây chụm lại lên hòn núi cao" một ngọn núi của nền nông nghiệp việt nam tương lai tươi sáng, ngọn núi đó có cao hay không là tùy thuộc vào người nông dân có tự thay đổi, đoàn kết lại được hay không.

       Chính những người nông dân cần thay đổi, thay đổi để tiến bộ hơn thay đổi để phát triển và hội nhập, một sự thay đổi lớn từ trong nhận thức bằng những bài học doàn kết gắn bó của cha ông trong lịch sử, sự thay đổi ấy sẽ giúp những người nông dân nhỏ bé thoát khỏi sự băn khoăn, lúng túng, thiếu tự tin khi nước ta hội nhập quốc tế. khi những người nông dân đoàn kết lại thì họ sẽ không còn đơn độc nữa. Đoàn kết là sức mạnh là câu nói ấy rất đúng và đã được đúc kết thành tục ngữ “Một cây làm chẳng lên non, hai cây chụm lại lên hòn núi cao”, ngọn núi của nông nghiệp Việt Nam có cao được hay không là tùy thuộc vào việc người nông dân có tự thay đổi, đoàn kết lại để xây dựng phát triển một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển, đó cũng là việc người nông dân phải làm để tự cứu lấy mình bằng việc thay đổi.

    Vacmart

    Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

    ĐỂ TỰ CỨU MÌNH NGƯỜI NÔNG DÂN PHẢI THAY ĐỔI TRONG SẢN XUẤT

    Nông nghiệp Việt Nam năm hình thành và phát triển hàng ngàn năm, đồng hành cùng nông dân Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử, tuy phát triển sớm nhưng tới thời điểm hiện tại thì ngành nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn cho thấy sự lạc hậu so với thế giới và nhiều hạn chế cần thay đổi, vì vậy muốn nền nông nghiệp Việt Nam đổi mới và phát triển thì trước hết người nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất, đoàn kết thống nhất để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại phát triển.
     Khởi thủy từ nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Các cư dân vùng đồng bằng châu thổ đã quần tụ lại, liên kết với nhau thành từng làng, từng xóm nhỏ được những lũy tre dày bao quanh bảo vệ. Sống trong những lũy tre đó, người dân canh tác theo tác phong tự cung, tự cấp. Cũng chính vì thế đã hình thành nên tư tưởng của một cuộc sống khép kín ít giao lưu với bên ngoài và mọi kinh nghiệm về cuộc sống, hay kinh nghiệm sản xuất đều được chuyền từ đời này sang đời khác bằng hình thức “cha truyền con nối”, “cầm tay chỉ việc”, “chăm hay không bằng tay quen” chính vì thế mà có rất ít sự thay đổi trong tư duy cũng như hình thức tiến hành sản xuất nông nghiệp, mặc dù bề dầy về lịch sử nông nghiệp đã có đến cả hàng nghìn năm.
    https://vacmart.vn/
         Những con người chân chất thật thà sinh sống trong các ngôi làng nhỏ cạnh những cánh đồng lớn nơi những thửa ruộng được chia nhỏ cho từng hộ dân theo đầu người và chính vì đất ở mỗi nơi một khác khu cao khu thấp, nơi tốt nơi xấu vì vậy  chính quyền địa phương phải chia đều ruộng, phải chia thành từng mảnh nhỏ và cả làng ai cũng thấy hài lòng bởi sự công bằng mọi người được chia đều, mọi người tự do sản xuất trên mảnh đất của mình mạnh ai lấy làm. Ngày trước khi kinh tế còn khó khăn nông dân trồng lúa chỉ bón phân chuồng (phân gia súc, gia cầm), hay thả bèo hoa dâu dùng làm phân bón, năng suất lúa và hoa màu cũng không cao chưa đến hai tạ thóc một sào khi được mùa, còn khi có thiên tai hay dịch bệnh hoành hành thì coi như mất trắng.
    https://vacmart.vn/
          Sau hơn 30 năm đổi mới ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc, Việt Nam từ một nước thiếu đói đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, có thể thấy đây là một thành quả vượt bậc của nền nông nghiệp. Để đạt được như vậy ngành nông nghiệp của Việt Nam không thể không nhắc đến sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp phụ trợ, cụ thể là những loại phân bón hóa học và ngành thuốc bảo vệ thực vật phát triển. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp là việc làm không xấu nếu làm đúng cách đúng quy trình, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng sức đề kháng chống chọi lại với sâu bệnh hại.
           Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đang đi sai quy trình, sử dụng tràn lan một cách cảm tính, đó còn chưa kể đến không ít người dân còn sử dụng những loại thuốc không có trong danh mục cho phép của nhà nước hay khi đã dùng thuốc bảo vệ thực vật thì cần cách thời gian thu hoạch từ 15 đến 30 ngày trong khi đó đa phần người nông dân lại không làm đúng như vậy có người do không biết cũng có người biết nhưng không làm chỉ vì lợi ích kinh tế của cá nhân mình.
             Để xảy ra hiện trạng như vậy thì thực chất cũng không thể đổ hết lỗi cho người nông dân được, vì thực trạng trên thì trường có quá nhiều loại thuốc, mà kiến thức của người nông dân còn hạn hẹp, họ không biết loại thuốc bảo vệ thưc vật nào được phép sử dụng loại nào không họ chỉ thấy người này người kia mách là thuốc đó tốt là họ mua về sử dụng phun cho ruộng nhà mình thôi, và họ thấy tác dụng hiệu quả cao chữa trị được bệnh cho cây và cho năng xuất cao là họ dùng. Cũng có một số ít người nông dân và một số cửa hàng bán thuốc là họ biết những loại không được phép sử dụng nhưng vì lợi nhuận thì việc bán đúng thuốc, khuyến cáo người dùng đã bị bỏ qua không chút do dự. Trong khi người dân thì mù mờ không biết, các cơ quan chức năng thì thờ ơ buông lỏng quản lý, có người còn có dấu hiệu bao che tiếp tay cho những người làm ăn phi pháp...

    Còn phần tiếp theo...

    Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

    AI SẼ GIẢI ĐỘC CHO NÔNG DÂN?


    Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lạm dụng hiện nay rất phổ biến ngày nay đã mang lại nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh. Đã nhiều vụ ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật nghiêm trọng, gây những hậu quả thương tiếc cho con người. Để giải quyết đề tài trên thì chính người nông dân phải tự thay đổi mình trong sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
    Hiện nay việc dùng thuốc bảo vệ thực vật trong cung ứng sản xuất nông nghiệp là rất phổ biến rộng rãi, bởi thuốc bảo vệ thực vật là một trong các nhân tố cần thiết để đảm bảo cho việc tăng năng suất và cây trồng khỏe mạnh.
    Bên cạnh các lợi ích mà thuốc bảo vệ thực vật mang lại cho ngành nông nghiệp thì những tác động của nó đến sức khỏe con người và môi trường cũng là một vấn đề đáng báo động hiện tại. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đang diễn ra rất rộng rãi ở nước ta hiện nay. Người nông dân phần lớn không sở hữu các kỹ năng và tri thức cơ bản về các loại thuốc bảo vệ thực vật mà mình dùng và liều lượng như thế nào là đủ là đúng để đạt hiệu quả tối đa, bên cạnh đó việc vật dụng bảo hộ cho chính người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng ít được chú ý cẩn thận như: khẩu trang, bao tay, quần áo bảo hộ… để hạn chế bị phơi nhiễm trực tiếp qua tuyến đường hô hấp và qua da.


    Thuốc bảo vệ thực vật, lúc được dùng không đúng phương pháp sẽ gây nhiễm độc cấp tính trực tiếp trên người như: Bỏng mắt cấp tính, hủy hoại da, tác động thần kinh. Lúc bị nhiễm độc mạn tính sẽ tác động tới tủy xương; tác động tới sinh sản (vô sinh ở nam, sảy thai, thai dị dạng, dị hình, kì quái...); gây độc thần kinh; tác động tới cơ chế miễn nhiễm... Con người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật biểu lộ ở đa dạng mức độ: sút giảm sức khỏe, gây rối loạn những hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa hô hấp, gây các thương tổn bệnh lý ở {ác cơ quan, hệ thống từ mức độ nhẹ tới nặng, thậm chí tàn phế hoặc tử vong. Theo khảo sát của Cục Y tế và môi trường Việt Nam, hằng năm có trên 5000 trường hợp nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật phải cấp cứu tại bệnh viện và có trên 300 trường hợp tử vong do ngộ độc cấp tính vì lượng hóa chất tồn đọng quá cao trong thực phẩm. Nếu như liều lượng ít, được đưa gián tiếp vào thân thể qua thực phẩm, về trong khoảng thời gian dài 3-5 năm sẽ phát bệnh (Tim Mạch, Ung Thư…)
    Đối với môi trường : thuốc bảo vệ thực vật diệt cả sinh vật hữu ích cho con người, làm mất cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái, gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Những loại thuốc trừ sâu tồn dư lâu, khó bị phân hủy trong đất và trong nước sẽ khiến động vật, cây trồng sống bị nhiễm thuốc, con người ăn sản phẩm bị nhiễm thuốc trừ sâu hàng ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
    Để người dân tránh khỏi tình trạng này thì không ai ngoài chính người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ đúng bốn đúng.1: đúng thuốc. 2 là đúng liều lượng. Ba là Đúng thời điểm. Bốn là đúng cách… để dảm bảo sức khỏe cho mình và mọi người.Đây chính là cách người nông dân tự giải độc để cứu chính mình.

    https://vacmart.vn/

    Ruồi đục quả và phương pháp phòng trừ

    Ruồi đục quả( ruồi vàng) (Bactrocera dorsalis) a - Đặc điểm nhận dạng Trưởng thành: Có cơ thể dài 7mm, dang cánh 13mm. Trưởng thành cái ...

    Nông nghiệp Vacmart